Wednesday, December 24, 2008

Merry X'Mas


Lang thang tìm được 1 link nhạc Giáng sinh, share cùng mọi người:
A Garritan Community

Wednesday, December 10, 2008

Biến Đông và chiến lược diều hâu của Trung Quốc

Noi dao xa - Trong Tan


Bài này tớ copy từ báo Tuanvietnam.net nhưng sau đó họ đã gỡ mất, chả biết lý do tại sao ??? Post lại cho bà con xem chơi.

Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, nếu không sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Một đảo lớn của Hoàng Sa nơi Trung Quốc đã xây sân bay (Ảnh:TTO)

Từng bước thiết lập chủ quyền trên thực tế dù không có cơ sở pháp lý

“Diều hâu: [từ dùng chỉ] đối tượng ủng hộ giải pháp chiến tranh và các chính sách hướng tới chiến tranh" – Từ điển trực tuyến Merriam-Webster

Tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông từ lâu đã là một lá bài ngửa. Từ năm 1947, họ đã xuất bản bản đồ địa giới và hải giới Trung Quốc trên Biển Đông với 11 “đường viền gạch nối). Từ 1953 trở lại đây thì 2 đường viền gạch nối trên Vịnh Bắc Bộ đã bị xóa đi, để lại bản đồ chính thức của Trung Quốc với 9 đường gạch nối (hình chữ U hay hình lưỡi bò)[1].

Vài nét về tác giả bài viết

Tác giả bài viết là Tiến sĩ kinh tế học Dự Trần, chuyên nghiên cứu về tương tác chiến lược trong kinh doanh và chính trị.

Ông tốt nghiệp từ Đại học tổng hợp Texas-Austin và hiện đang làm chuyên gia tư vấn kinh tế tại ERS Group Inc - một tập đoàn chuyên tư vấn cho Chính phủ Mỹ và các đại công ty trong nhóm Fortune 500 trong các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, lao động, tài chính, đầu tư và năng lượng.

Ông cũng là cố vấn cho Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Quỹ này được thành lập năm 2007.

Mục đích của Quỹ là phổ biến ý thức và nâng cao kiến thức và khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu về tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, mặt biển và thềm lục địa, chuẩn bị các chứng cứ lịch sử và pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Bằng con đường truyền thông và ngoại giao, vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Zou Keyuan thuộc ĐHQG Singapore thì các đường viền này không nhất thiết phản ánh quan điểm ban đầu của Trung Quốc về lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các động thái khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn thì có vẻ như tới giờ họ đã nghiễm nhiên coi toàn bộ diện tích mặt biển gói bằng 9 đường viền gạch đứt là lãnh hải của họ.

Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông.

Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm (1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997), (2) đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp, (3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, (4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và (5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.

Công thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía Trung Quốc thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó không biến Trung Quốc thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được Biển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ không hề có cơ sở pháp lý (de-jure). Đáng tiếc cho ASEAN là chiến lược này đang đạt được các thành quả ngoài sức mong đợi cho Trung Quốc.

Chiến lược diều hâu trên Biển Đông Trung Hoa


Người lính hải quân canh gác vùng biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc.
Ảnh: Hà Trường

Cần nhớ rằng chiến lược diều hâu không chỉ được Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của nó lại không giống như thành tựu mà nó đưa lại trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Trong cuộc tranh chấp với Nhật, Trung Quốc cũng đơn phương tiến hành thăm dò/khai thác trên vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật. Họ cũng thường xuyên đưa tàu chiến và tàu ngầm tới vùng biển này để dằn mặt hải quân Nhật Bản. Căng thẳng diễn ra đỉnh điểm vào cuối 2003 và đầu 2004, tới mức chiến tranh tưởng như đã cận kề[2].



Từ tháng 8, 2003, chính phủ Trung Quốc đã ký xong các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu khí Trung Quốc và nước ngoài như Royal Dutch/Shell và Unocal với trị giá lên tới nhiều tỉ Mỹ kim. Nhật lên tiếng phản đối vì cho rằng hoạt động khai thác này lấy cớ rằng rằng nó sẽ hút cạn nguồn dầu khí nằm sâu trong lòng biển thuộc về hải phận của Nhật. Trung Quốc bỏ ngoài tai phản ứng này của đối phương.

Trước động thái của Trung Quốc, Nhật đã quyết định trả đũa. Họ đã đưa tàu thăm dò tới vùng biển tranh chấp từ tháng 7, 2004 để chuẩn bị đơn phương thăm dò và khai thác. Đương nhiên Trung Quốc đã quyết liệt phản đối và coi hoạt động này là vi phạm chủ quyền. Tuy nhiên, các phản ứn chỉ dừng lại ở mức ngoại giao và kinh tế.

Khi cả hai bên đã bộc lộ thái độ sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thì lối thoát duy nhất chỉ có thể là hợp tác khai thác – trừ khi họ sẵn sàng cho chiến tranh. Sau nhiều vòng đàm phán, tới tháng 6, 2008, Nhật và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khai thác chung. Các khu vực khai thác chung được thỏa thuận đều nằm trên vùng giáp ranh giữa hải giới của hai nước, nhưng theo quan điểm của Nhật chứ không phải theo quan điểm của Trung Quốc (bản đồ 1).

Rõ ràng là trong thỏa thuận này, đường ranh giới do Trung Quốc vẽ không có chút giá trị nào. Nhật Bản có thể phải nhượng bộ ít nhiều đứng từ lập trường của họ (thí dụ về quy tắc ăn chia trong hợp tác khai thác) nhưng lập trường của họ về ranh giới trên biển Đông Trung Quốc đã được giữ vững.

Chiến lược diều hâu ở Biển Đông

Tư liệu lịch sử
>> Nguyễn Phúc Nguyên - Vị chúa mở cõi, thành lập đội Hoàng Sa

>> Kỳ 1: Đội hùng binh của biển

>> Kỳ 2: Người dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa

>> Hải đội Hoàng sa (Kỳ 3): Bản hùng ca bất tử

>> Hải đội Hoàng Sa (kỳ 4): Đời đời không quên
Trong thỏa thuận hợp tác với Nhật, hai bên đã cùng viện dẫn Công ước Quốc tế về Luật biển. Lập trường của họ khác nhau ở chỗ giải thích luật này như thế nào. Trong khi Nhật bản cho rằng phải sử dụng đường trung tuyến làm ranh giới thì Trung Quốc cho rằng phải sử dụng giới hạn thềm lục địa của nước này làm ranh giới[3]. Cả hai cách giải thích này đều đã có tiền lệ, và vì thế tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không phải không có cơ sở.

Trái lại, tuyên bố của họ về chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ chủ quyền gồm 9 điểm gạch nối lại hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Hình lưỡi bò này xuất hiện trước cả Công ước Geneva về thềm lục địa (1958) và Công ước Quốc tế về luật biển (1982). Từ khi 2 công ước này ra đời, Trung Quốc vẫn không sửa lại bản đồ xác định chủ quyền của họ.

Thiếu cơ sở pháp lý như vậy nhưng nước này đã rất thành công trong chiến lược tiến chiếm Biển Đông. Họ đã thành công trong mục tiêu chia rẽ các nước ASEAN có cùng tranh chấp. Họ cũng thành công trong việc dằn mặt ngư dân các nước láng giềng cũng như các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam. Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam.

Gần đây nhất, sau nhiều năm tổ chức thăm dò, vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ Mỹ kim. Tuyên bố này nhanh chóng trở thành tin trang nhất trên khắp thế giới[4]. Phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp, và thực tế là Trung Quốc không hề có chủ quyền về mặt pháp lý ở đây[5].

Lý do thành công của diều hâu

Có ba lý do quan trọng để chiến lược diều hâu của Trung Quốc thành công ở Biển Đông: Một là các nước ASEAN như Việt Nam và Phillipine đã rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này tới công luận quốc tế trong khi cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc đã làm tốt việc kết nối Biển Nam Trung Quốc với chủ quyền của Trung Quốc. Vì thế, về mặt công luận quốc tế, Việt Nam và các nước ASEAN cùng tranh chấp ở Biển Đông không được ủng hộ - mặc dù lập trường của họ chính nghĩa hơn về mặt pháp lý.

Thứ hai là các nước này đều phản ứng rất yếu ớt trước sự lấn át của Trung Quốc. Điều này có cơ sở thực tế là nếu đứng riêng biệt từng nước thì họ đều ở vào thế yếu xét cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Do ở thế yếu, họ không thể đưa ra những đe dọa khả tín nào ngay cả khi họ muốn.

Thứ ba là mặc dù ở vào tình thế lép vế nếu đứng riêng lẻ, các nước ASEAN lại không hợp tác với nhau trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thí dụ như Phillipine đã dễ dàng bị mua đứt để đồng ý ký thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc trong khi bỏ mặc Việt Nam sang một bên. Điều này phản ánh ba thực tế đáng buồn: (1) sức ảnh hưởng của Trung Quốc ăn quá sâu vào ASEAN, (2) thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông, (3) các chính phủ ASEAN trong từng thời điểm cụ thể đã tỏ ra thiếu viễn kiến.

Bài học về cuộc tranh chấp của Trung Quốc với Nhật và thỏa ước hợp tác khai thác giữa hai nước này cho thấy Trung Quốc không phải không chịu nhượng bộ. Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Quỹ nghiên cứu Biển Đông, trong nỗ lực đem lại sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng hợp tác giữa các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đã đề xướng các nước này gác qua một bên các tranh chấp về đảo/bãi đá trên ở Trường Sa để tập trung vào việc phân định một cách công bằng chủ quyền trên vùng biển này theo Công ước Quốc tế về luật biển.

Có thể nói không ngoa rằng đây là một trong những cửa thoát hẹp, nếu không muốn nói là cửa thoát duy nhất, cho các nước nhỏ yếu trong ASEAN trong cuộc đối đầu với chiến lược diều hâu của Trung Quốc trên Biển Đông.

  • Dự Trần

Thursday, December 4, 2008

Kungfu Panda


Đạo diễn: Mark Osborne, John Stevenson
Lồng tiếng: Jack Black, Dustin Hoffman, Angelina Jolie, Ian McShane, Jackie Chan, Seth Rogen, Lucy Liu, David Cross, Randall Duk Kim, James Hong, Dan Fogler, Michael Clarke Duncan, Wayne Knight, Kyle Gass, JR Reed
Sản xuất: DreamWorks Pictures
Kịch bản: Jonathan Aibel, Glenn Berger
Thể loại: Hành động, Hoạt hình, Hài
Xuất bản: 2008
Độ dài: 92 phút

Soundtrack

Bộ phim hoạt hình đặc biệt này hấp dẫn khán giả không chỉ bởi nội dung, kỹ xảo phim hoạt hình 3D mà còn bởi dàn diễn viên lồng tiếng đều là các ngôi sao lớn của điện ảnh thế giới như: Jack Black (lồng tiếng Gấu trúc Po); Angelina Jolie (vai Hổ); Dustin Hoffman (Sư phụ Shifu); Ian McShane ( vai Tai Lung); Jackie Chan (vai Khỉ); Seth Rogan ( vai Bọ ngựa); Lucy Liu (vai Rắn); David Cross ( vai Sếu)…
Nội dung phim nói về nhân vật chú Gấu trúc Po tuy to béo vụng về nhưng lại rất mê môn Kungfu. Mặc dù môn võ này không hề mang lại lợi ích gì cho Po khi chú đang làm việc tại tiệm mỳ của gia đình. Cha của Po là một đầu bếp nấu mỳ siêu hạng, ông ấy thì cực kỳ mê mỳ. Nhưng Po thì thấy cái đó thật nhạt nhẽo. Chú muốn thế giới của mình phải sôi nổi hơi nên ôm ấp giấc mộng làm bậc thầy kung fu. Po rất ngưỡng mộ những cao thủ kung fu vĩ đại. Po thấy không nên thú nhận với cha mình về hoài bão này vì cha cậu luôn mong muốn con mình nối nghiệp làm mỳ. Vì thế Po quyết định giữ bí mật. Bản thân chú cũng thấy mình chưa đủ phẩm chất để trở thành cao thủ Kungfu. Bởi vậy, Po cũng không muốn ai biết gì về giấc mơ bí mật này, chú lo bị người ta trêu chọc.

May sao, một lời tiên tri từ thời xa xưa giúp Po có dịp biến giấc mơ thành hiện thực. Po được tham gia vào thế giới của kungfu để tập luyện bên cạnh những thần tượng mà chú ngưỡng mộ. Đó là nhóm Ngũ quái huyền thoại gồm Hổ, Sếu, Bọ ngựa, Rắn và Khỉ dưới sự dìu dắt chỉ bảo của bậc thầy Kungfu là Sư phụ. Nhưng cũng có những kẻ Po không muốn gặp chút nào, đó là tên báo tuyết Tai Lung phản bội, lòng luôn đầy căm giận và muốn làm hại kẻ khác. Chẳng ai ngờ, chính Po là người được lựa chọn đi thi đấu với con báo tuyết tàn ác để bảo vệ sự bình yên cho cả thung lũng...

Theo đạo diễn John Stevenson thì thông điệp mà bộ phim mang tới là: “Chúng tôi muốn bộ phim phải chứa đựng điều gì đó để đám trẻ học tập. “Hãy tự trở thành người anh hùng” nghĩa là chỉ có bản thân bạn mới có lời giải đáp. Đừng trông chờ ai đó giúp bạn giải quyết mọi chuyện. Bạn có đủ năng lực giành được bất cứ thứ gì bạn muốn, nếu bạn toàn tâm toàn ý với điều đó. Hãy nỗ lực hết sức!”.

Một trong hai điều không thể thiếu để làm nên thành công của bộ phim là người sẽ vào vai gấu trúc mê kung fu? Và tạo nên khung cảnh của thế giới cổ đại trong phim. Và đoàn làm phim đã làm được rất hoàn hảo.

Khi nhắc tới cái tên Jack Black, không ai có thể phủ nhận tài năng của anh dù là khi đóng phim hay tham gia lồng tiếng cho hoạt hình. Anh là một diễn viên hài bẩm sinh với khả năng chọc cười khán giả xuất sắc. Những bộ phim như “Shark Tale”, “School of Rock”, “Nacho Libre” hay “The Holiday” đều là bằng chứng cho thấy Jack phù hợp với nhiều dự án phim.

Sau khi Jack lồng tiếng cho chú cá mập Lenny mê ăn chay trong “Shark Tale”, anh tình cờ có thêm một người hâm mộ, đó là người đứng đầu công ty làm hoạt hình của DreamWorks, Jeffrey Katzenberg. Một ngày nọ, Jeffrey liên lạc với Jack để mời anh tham gia Kung Fu Panda, anh đã rất phấn khởi khi biết mình sẽ lồng tiếng cho nhân vật chính trong phim.

Đạo diễn Stevenson đánh giá về nhân vật của Jack: “Nếu trở thành một bậc thầy kung fu là đích đến cuối cùng thì Po mới chỉ ở mốc khởi đầu. Có thể nói chú gấu này có những phẩm chất trái ngược hoàn toàn với những gì môn võ này đòi hỏi. Mặc dù Po rất mê kung fu nhưng thực tế, chú đang làm bồi bàn tại một tiệm mỳ”.

Đạo diễn Osbourne thấy không ai hợp với vai Po hơn Jack Black vì ông muốn anh mang những đặc điểm cá nhân vào nhân vật mà anh lồng tiếng. Đó là một tâm hồn ngây thơ, một trái tim tốt bụng bên trong một con người hài hước.

Với Jack, việc lồng tiếng cho chú gấu trúc đam mê kung fu thì không phải nhiệm vụ quá khó. Jack nói: “Bản thân tôi cũng thích môn kung fu. Vì thế khi Jeffrey Katzenberg tới hỏi liệu tôi có muốn lồng tiếng cho nhân vật Po trong Kung Fu Panda thì tôi thấy đó quả là một lời đề nghị hấp dẫn. Khi còn nhỏ, tôi từng tham gia học karate và judo. Những bài tập rất tốt cho cơ bắp. Thậm chí tôi còn giành cúp trong một giải đấu judo thời đó. Nhưng phải thú thật rằng số cân của tôi vượt qua mức quy định. Mặc dù tôi chưa từng học qua môn kung fu mà mới chỉ xem trên phim ảnh và truyền hình, có thể nói đây quả là một môn võ thiêng liêng. Chú gấu Po gợi tôi nhớ đến thời thơ ấu của tôi. Khi đó tôi rất ngây thơ, một anh chàng mập mơ làm anh hùng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhân vật thú vị trong câu chuyện. Đặc biệt là sư phụ chuột Shifu do Dustin Hoffman, người anh hùng trong tim tôi, lồng tiếng. Còn nhân vật phản diện báo tuyết Tai Lung thì do Ian McShane lồng tiếng. Dàn diễn viên đó khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục”.

Việc chọn Jack Black cũng là một mong muốn của các nhà biên kịch. Họ đã có ý tưởng về Po, rồi Jack xuất hiện và nhân vật được phát triển chi tiết thêm. Họ đã thay đổi một số đoạn thoại sau khi hình ảnh Po hình thành rõ nét. Một biên kịch nói: “Chúng tôi luôn trong giai đoạn phát triển nhân vật bởi vì trên thực tế các nhân vật thay đổi theo diễn xuất của diễn viên”.

Còn việc tạo nên thế giới cổ đại trong phim, nhà sản xuất Melissa Cobb, cho biết: “Ngay từ đầu chúng tôi dự tính làm phim theo định dạng màn ảnh rộng, giúp khán giả có tầm nhìn rộng hơn. Như vậy phim sẽ mang tính sử thi hơn, phù hợp với môn kung fu hơn. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu về đất nước Trung Hoa rộng lớn. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một tác phẩm điện ảnh mới lạ, tận dụng công nghệ làm hoạt hình mới nhất. Một trong những tiêu chí quan trọng khi làm phim của chúng tôi là đơn giản hóa khung nền trong từng cảnh quay để khán giả có thể tập trung vào nhân vật chính và bối cảnh liên quan”.

Nhà thiết kế Raymond Ziback và giám đốc nghệ thuật Tang Heng bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm để xây dựng hình ảnh cho phim. Điểm mấu chốt chính là nguồn cảm hứng từ võ thuật Trung Hoa, ngay cả quang cảnh và phong cách kiến trúc cũng cần chính xác với văn hóa nước này. Trong một câu chuyện có nhiều nhân vật ăn mặc theo trường phái môn kung fu và am hiểu kung fu thì cần xây dựng phim sao cho gắn với thực tế. Mục tiêu của các nhà thiết kế là đem lại một tác phẩm điện ảnh giàu bản sắc văn hóa. Sau nhiều tháng tìm hiểu, kết quả là có những chi tiết tinh tế chỉ những nhà chuyên gia mới đánh giá được.

Ziback có nhiệm vụ tạo dựng hình ảnh cho nhân vật, bối cảnh nền, chọn màu sắc và tạo phong cách cho cả phim. Ông muốn nhân cách hóa các sinh vật trong phim để chúng có thể trình diễn các thế võ kung fu. Còn khi chọn trang phục cho nhân vật, ông không muốn thiết kế phải chính xác đúng thời điểm nào đó trong lịch sử, chỉ cần phù hợp với phong cách tổng thế và bắt nguồn cảm hứng từ trang phục của Trung Hoa.

Các địa danh ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều từ quang cảnh thung lũng Lệ Giang và thành phố Quế Lâm bên bờ tây dòng sông này. Các nhà thiết kế còn muốn đưa vào phim hình ảnh cây bách đường đặc trưng vùng đó. Người dân được vẽ dựa trên những vòng tròn tạo cảm giác thân thiện và phúc hậu. Khi vào các pha hành động thì hình ảnh trở nên góc cạnh và nhọn hơn.

Để tìm hiểu về kiến trúc và thần thoại Trung Hoa, nhóm thiết kế còn xem lại những bộ phim nổi tiếng như Hero, Ngoạ hổ tàng long. Đa phần các hoạ sĩ đều xuất thân từ văn hóa phương Tây nên họ phải tiếp thu càng nhiều ảnh hưởng phương Đông càng tốt.

(Nguồn: Hà Nội mới)