Wednesday, December 24, 2008

Merry X'Mas


Lang thang tìm được 1 link nhạc Giáng sinh, share cùng mọi người:
A Garritan Community

Wednesday, December 10, 2008

Biến Đông và chiến lược diều hâu của Trung Quốc

Noi dao xa - Trong Tan


Bài này tớ copy từ báo Tuanvietnam.net nhưng sau đó họ đã gỡ mất, chả biết lý do tại sao ??? Post lại cho bà con xem chơi.

Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, nếu không sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Một đảo lớn của Hoàng Sa nơi Trung Quốc đã xây sân bay (Ảnh:TTO)

Từng bước thiết lập chủ quyền trên thực tế dù không có cơ sở pháp lý

“Diều hâu: [từ dùng chỉ] đối tượng ủng hộ giải pháp chiến tranh và các chính sách hướng tới chiến tranh" – Từ điển trực tuyến Merriam-Webster

Tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông từ lâu đã là một lá bài ngửa. Từ năm 1947, họ đã xuất bản bản đồ địa giới và hải giới Trung Quốc trên Biển Đông với 11 “đường viền gạch nối). Từ 1953 trở lại đây thì 2 đường viền gạch nối trên Vịnh Bắc Bộ đã bị xóa đi, để lại bản đồ chính thức của Trung Quốc với 9 đường gạch nối (hình chữ U hay hình lưỡi bò)[1].

Vài nét về tác giả bài viết

Tác giả bài viết là Tiến sĩ kinh tế học Dự Trần, chuyên nghiên cứu về tương tác chiến lược trong kinh doanh và chính trị.

Ông tốt nghiệp từ Đại học tổng hợp Texas-Austin và hiện đang làm chuyên gia tư vấn kinh tế tại ERS Group Inc - một tập đoàn chuyên tư vấn cho Chính phủ Mỹ và các đại công ty trong nhóm Fortune 500 trong các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, lao động, tài chính, đầu tư và năng lượng.

Ông cũng là cố vấn cho Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Quỹ này được thành lập năm 2007.

Mục đích của Quỹ là phổ biến ý thức và nâng cao kiến thức và khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu về tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, mặt biển và thềm lục địa, chuẩn bị các chứng cứ lịch sử và pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Bằng con đường truyền thông và ngoại giao, vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Zou Keyuan thuộc ĐHQG Singapore thì các đường viền này không nhất thiết phản ánh quan điểm ban đầu của Trung Quốc về lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các động thái khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn thì có vẻ như tới giờ họ đã nghiễm nhiên coi toàn bộ diện tích mặt biển gói bằng 9 đường viền gạch đứt là lãnh hải của họ.

Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông.

Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm (1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997), (2) đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp, (3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, (4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và (5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.

Công thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía Trung Quốc thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó không biến Trung Quốc thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được Biển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ không hề có cơ sở pháp lý (de-jure). Đáng tiếc cho ASEAN là chiến lược này đang đạt được các thành quả ngoài sức mong đợi cho Trung Quốc.

Chiến lược diều hâu trên Biển Đông Trung Hoa


Người lính hải quân canh gác vùng biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc.
Ảnh: Hà Trường

Cần nhớ rằng chiến lược diều hâu không chỉ được Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của nó lại không giống như thành tựu mà nó đưa lại trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Trong cuộc tranh chấp với Nhật, Trung Quốc cũng đơn phương tiến hành thăm dò/khai thác trên vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật. Họ cũng thường xuyên đưa tàu chiến và tàu ngầm tới vùng biển này để dằn mặt hải quân Nhật Bản. Căng thẳng diễn ra đỉnh điểm vào cuối 2003 và đầu 2004, tới mức chiến tranh tưởng như đã cận kề[2].



Từ tháng 8, 2003, chính phủ Trung Quốc đã ký xong các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu khí Trung Quốc và nước ngoài như Royal Dutch/Shell và Unocal với trị giá lên tới nhiều tỉ Mỹ kim. Nhật lên tiếng phản đối vì cho rằng hoạt động khai thác này lấy cớ rằng rằng nó sẽ hút cạn nguồn dầu khí nằm sâu trong lòng biển thuộc về hải phận của Nhật. Trung Quốc bỏ ngoài tai phản ứng này của đối phương.

Trước động thái của Trung Quốc, Nhật đã quyết định trả đũa. Họ đã đưa tàu thăm dò tới vùng biển tranh chấp từ tháng 7, 2004 để chuẩn bị đơn phương thăm dò và khai thác. Đương nhiên Trung Quốc đã quyết liệt phản đối và coi hoạt động này là vi phạm chủ quyền. Tuy nhiên, các phản ứn chỉ dừng lại ở mức ngoại giao và kinh tế.

Khi cả hai bên đã bộc lộ thái độ sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thì lối thoát duy nhất chỉ có thể là hợp tác khai thác – trừ khi họ sẵn sàng cho chiến tranh. Sau nhiều vòng đàm phán, tới tháng 6, 2008, Nhật và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khai thác chung. Các khu vực khai thác chung được thỏa thuận đều nằm trên vùng giáp ranh giữa hải giới của hai nước, nhưng theo quan điểm của Nhật chứ không phải theo quan điểm của Trung Quốc (bản đồ 1).

Rõ ràng là trong thỏa thuận này, đường ranh giới do Trung Quốc vẽ không có chút giá trị nào. Nhật Bản có thể phải nhượng bộ ít nhiều đứng từ lập trường của họ (thí dụ về quy tắc ăn chia trong hợp tác khai thác) nhưng lập trường của họ về ranh giới trên biển Đông Trung Quốc đã được giữ vững.

Chiến lược diều hâu ở Biển Đông

Tư liệu lịch sử
>> Nguyễn Phúc Nguyên - Vị chúa mở cõi, thành lập đội Hoàng Sa

>> Kỳ 1: Đội hùng binh của biển

>> Kỳ 2: Người dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa

>> Hải đội Hoàng sa (Kỳ 3): Bản hùng ca bất tử

>> Hải đội Hoàng Sa (kỳ 4): Đời đời không quên
Trong thỏa thuận hợp tác với Nhật, hai bên đã cùng viện dẫn Công ước Quốc tế về Luật biển. Lập trường của họ khác nhau ở chỗ giải thích luật này như thế nào. Trong khi Nhật bản cho rằng phải sử dụng đường trung tuyến làm ranh giới thì Trung Quốc cho rằng phải sử dụng giới hạn thềm lục địa của nước này làm ranh giới[3]. Cả hai cách giải thích này đều đã có tiền lệ, và vì thế tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không phải không có cơ sở.

Trái lại, tuyên bố của họ về chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ chủ quyền gồm 9 điểm gạch nối lại hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Hình lưỡi bò này xuất hiện trước cả Công ước Geneva về thềm lục địa (1958) và Công ước Quốc tế về luật biển (1982). Từ khi 2 công ước này ra đời, Trung Quốc vẫn không sửa lại bản đồ xác định chủ quyền của họ.

Thiếu cơ sở pháp lý như vậy nhưng nước này đã rất thành công trong chiến lược tiến chiếm Biển Đông. Họ đã thành công trong mục tiêu chia rẽ các nước ASEAN có cùng tranh chấp. Họ cũng thành công trong việc dằn mặt ngư dân các nước láng giềng cũng như các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam. Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam.

Gần đây nhất, sau nhiều năm tổ chức thăm dò, vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ Mỹ kim. Tuyên bố này nhanh chóng trở thành tin trang nhất trên khắp thế giới[4]. Phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp, và thực tế là Trung Quốc không hề có chủ quyền về mặt pháp lý ở đây[5].

Lý do thành công của diều hâu

Có ba lý do quan trọng để chiến lược diều hâu của Trung Quốc thành công ở Biển Đông: Một là các nước ASEAN như Việt Nam và Phillipine đã rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này tới công luận quốc tế trong khi cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc đã làm tốt việc kết nối Biển Nam Trung Quốc với chủ quyền của Trung Quốc. Vì thế, về mặt công luận quốc tế, Việt Nam và các nước ASEAN cùng tranh chấp ở Biển Đông không được ủng hộ - mặc dù lập trường của họ chính nghĩa hơn về mặt pháp lý.

Thứ hai là các nước này đều phản ứng rất yếu ớt trước sự lấn át của Trung Quốc. Điều này có cơ sở thực tế là nếu đứng riêng biệt từng nước thì họ đều ở vào thế yếu xét cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Do ở thế yếu, họ không thể đưa ra những đe dọa khả tín nào ngay cả khi họ muốn.

Thứ ba là mặc dù ở vào tình thế lép vế nếu đứng riêng lẻ, các nước ASEAN lại không hợp tác với nhau trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thí dụ như Phillipine đã dễ dàng bị mua đứt để đồng ý ký thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc trong khi bỏ mặc Việt Nam sang một bên. Điều này phản ánh ba thực tế đáng buồn: (1) sức ảnh hưởng của Trung Quốc ăn quá sâu vào ASEAN, (2) thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông, (3) các chính phủ ASEAN trong từng thời điểm cụ thể đã tỏ ra thiếu viễn kiến.

Bài học về cuộc tranh chấp của Trung Quốc với Nhật và thỏa ước hợp tác khai thác giữa hai nước này cho thấy Trung Quốc không phải không chịu nhượng bộ. Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Quỹ nghiên cứu Biển Đông, trong nỗ lực đem lại sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng hợp tác giữa các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đã đề xướng các nước này gác qua một bên các tranh chấp về đảo/bãi đá trên ở Trường Sa để tập trung vào việc phân định một cách công bằng chủ quyền trên vùng biển này theo Công ước Quốc tế về luật biển.

Có thể nói không ngoa rằng đây là một trong những cửa thoát hẹp, nếu không muốn nói là cửa thoát duy nhất, cho các nước nhỏ yếu trong ASEAN trong cuộc đối đầu với chiến lược diều hâu của Trung Quốc trên Biển Đông.

  • Dự Trần

Thursday, December 4, 2008

Kungfu Panda


Đạo diễn: Mark Osborne, John Stevenson
Lồng tiếng: Jack Black, Dustin Hoffman, Angelina Jolie, Ian McShane, Jackie Chan, Seth Rogen, Lucy Liu, David Cross, Randall Duk Kim, James Hong, Dan Fogler, Michael Clarke Duncan, Wayne Knight, Kyle Gass, JR Reed
Sản xuất: DreamWorks Pictures
Kịch bản: Jonathan Aibel, Glenn Berger
Thể loại: Hành động, Hoạt hình, Hài
Xuất bản: 2008
Độ dài: 92 phút

Soundtrack

Bộ phim hoạt hình đặc biệt này hấp dẫn khán giả không chỉ bởi nội dung, kỹ xảo phim hoạt hình 3D mà còn bởi dàn diễn viên lồng tiếng đều là các ngôi sao lớn của điện ảnh thế giới như: Jack Black (lồng tiếng Gấu trúc Po); Angelina Jolie (vai Hổ); Dustin Hoffman (Sư phụ Shifu); Ian McShane ( vai Tai Lung); Jackie Chan (vai Khỉ); Seth Rogan ( vai Bọ ngựa); Lucy Liu (vai Rắn); David Cross ( vai Sếu)…
Nội dung phim nói về nhân vật chú Gấu trúc Po tuy to béo vụng về nhưng lại rất mê môn Kungfu. Mặc dù môn võ này không hề mang lại lợi ích gì cho Po khi chú đang làm việc tại tiệm mỳ của gia đình. Cha của Po là một đầu bếp nấu mỳ siêu hạng, ông ấy thì cực kỳ mê mỳ. Nhưng Po thì thấy cái đó thật nhạt nhẽo. Chú muốn thế giới của mình phải sôi nổi hơi nên ôm ấp giấc mộng làm bậc thầy kung fu. Po rất ngưỡng mộ những cao thủ kung fu vĩ đại. Po thấy không nên thú nhận với cha mình về hoài bão này vì cha cậu luôn mong muốn con mình nối nghiệp làm mỳ. Vì thế Po quyết định giữ bí mật. Bản thân chú cũng thấy mình chưa đủ phẩm chất để trở thành cao thủ Kungfu. Bởi vậy, Po cũng không muốn ai biết gì về giấc mơ bí mật này, chú lo bị người ta trêu chọc.

May sao, một lời tiên tri từ thời xa xưa giúp Po có dịp biến giấc mơ thành hiện thực. Po được tham gia vào thế giới của kungfu để tập luyện bên cạnh những thần tượng mà chú ngưỡng mộ. Đó là nhóm Ngũ quái huyền thoại gồm Hổ, Sếu, Bọ ngựa, Rắn và Khỉ dưới sự dìu dắt chỉ bảo của bậc thầy Kungfu là Sư phụ. Nhưng cũng có những kẻ Po không muốn gặp chút nào, đó là tên báo tuyết Tai Lung phản bội, lòng luôn đầy căm giận và muốn làm hại kẻ khác. Chẳng ai ngờ, chính Po là người được lựa chọn đi thi đấu với con báo tuyết tàn ác để bảo vệ sự bình yên cho cả thung lũng...

Theo đạo diễn John Stevenson thì thông điệp mà bộ phim mang tới là: “Chúng tôi muốn bộ phim phải chứa đựng điều gì đó để đám trẻ học tập. “Hãy tự trở thành người anh hùng” nghĩa là chỉ có bản thân bạn mới có lời giải đáp. Đừng trông chờ ai đó giúp bạn giải quyết mọi chuyện. Bạn có đủ năng lực giành được bất cứ thứ gì bạn muốn, nếu bạn toàn tâm toàn ý với điều đó. Hãy nỗ lực hết sức!”.

Một trong hai điều không thể thiếu để làm nên thành công của bộ phim là người sẽ vào vai gấu trúc mê kung fu? Và tạo nên khung cảnh của thế giới cổ đại trong phim. Và đoàn làm phim đã làm được rất hoàn hảo.

Khi nhắc tới cái tên Jack Black, không ai có thể phủ nhận tài năng của anh dù là khi đóng phim hay tham gia lồng tiếng cho hoạt hình. Anh là một diễn viên hài bẩm sinh với khả năng chọc cười khán giả xuất sắc. Những bộ phim như “Shark Tale”, “School of Rock”, “Nacho Libre” hay “The Holiday” đều là bằng chứng cho thấy Jack phù hợp với nhiều dự án phim.

Sau khi Jack lồng tiếng cho chú cá mập Lenny mê ăn chay trong “Shark Tale”, anh tình cờ có thêm một người hâm mộ, đó là người đứng đầu công ty làm hoạt hình của DreamWorks, Jeffrey Katzenberg. Một ngày nọ, Jeffrey liên lạc với Jack để mời anh tham gia Kung Fu Panda, anh đã rất phấn khởi khi biết mình sẽ lồng tiếng cho nhân vật chính trong phim.

Đạo diễn Stevenson đánh giá về nhân vật của Jack: “Nếu trở thành một bậc thầy kung fu là đích đến cuối cùng thì Po mới chỉ ở mốc khởi đầu. Có thể nói chú gấu này có những phẩm chất trái ngược hoàn toàn với những gì môn võ này đòi hỏi. Mặc dù Po rất mê kung fu nhưng thực tế, chú đang làm bồi bàn tại một tiệm mỳ”.

Đạo diễn Osbourne thấy không ai hợp với vai Po hơn Jack Black vì ông muốn anh mang những đặc điểm cá nhân vào nhân vật mà anh lồng tiếng. Đó là một tâm hồn ngây thơ, một trái tim tốt bụng bên trong một con người hài hước.

Với Jack, việc lồng tiếng cho chú gấu trúc đam mê kung fu thì không phải nhiệm vụ quá khó. Jack nói: “Bản thân tôi cũng thích môn kung fu. Vì thế khi Jeffrey Katzenberg tới hỏi liệu tôi có muốn lồng tiếng cho nhân vật Po trong Kung Fu Panda thì tôi thấy đó quả là một lời đề nghị hấp dẫn. Khi còn nhỏ, tôi từng tham gia học karate và judo. Những bài tập rất tốt cho cơ bắp. Thậm chí tôi còn giành cúp trong một giải đấu judo thời đó. Nhưng phải thú thật rằng số cân của tôi vượt qua mức quy định. Mặc dù tôi chưa từng học qua môn kung fu mà mới chỉ xem trên phim ảnh và truyền hình, có thể nói đây quả là một môn võ thiêng liêng. Chú gấu Po gợi tôi nhớ đến thời thơ ấu của tôi. Khi đó tôi rất ngây thơ, một anh chàng mập mơ làm anh hùng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhân vật thú vị trong câu chuyện. Đặc biệt là sư phụ chuột Shifu do Dustin Hoffman, người anh hùng trong tim tôi, lồng tiếng. Còn nhân vật phản diện báo tuyết Tai Lung thì do Ian McShane lồng tiếng. Dàn diễn viên đó khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục”.

Việc chọn Jack Black cũng là một mong muốn của các nhà biên kịch. Họ đã có ý tưởng về Po, rồi Jack xuất hiện và nhân vật được phát triển chi tiết thêm. Họ đã thay đổi một số đoạn thoại sau khi hình ảnh Po hình thành rõ nét. Một biên kịch nói: “Chúng tôi luôn trong giai đoạn phát triển nhân vật bởi vì trên thực tế các nhân vật thay đổi theo diễn xuất của diễn viên”.

Còn việc tạo nên thế giới cổ đại trong phim, nhà sản xuất Melissa Cobb, cho biết: “Ngay từ đầu chúng tôi dự tính làm phim theo định dạng màn ảnh rộng, giúp khán giả có tầm nhìn rộng hơn. Như vậy phim sẽ mang tính sử thi hơn, phù hợp với môn kung fu hơn. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu về đất nước Trung Hoa rộng lớn. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một tác phẩm điện ảnh mới lạ, tận dụng công nghệ làm hoạt hình mới nhất. Một trong những tiêu chí quan trọng khi làm phim của chúng tôi là đơn giản hóa khung nền trong từng cảnh quay để khán giả có thể tập trung vào nhân vật chính và bối cảnh liên quan”.

Nhà thiết kế Raymond Ziback và giám đốc nghệ thuật Tang Heng bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm để xây dựng hình ảnh cho phim. Điểm mấu chốt chính là nguồn cảm hứng từ võ thuật Trung Hoa, ngay cả quang cảnh và phong cách kiến trúc cũng cần chính xác với văn hóa nước này. Trong một câu chuyện có nhiều nhân vật ăn mặc theo trường phái môn kung fu và am hiểu kung fu thì cần xây dựng phim sao cho gắn với thực tế. Mục tiêu của các nhà thiết kế là đem lại một tác phẩm điện ảnh giàu bản sắc văn hóa. Sau nhiều tháng tìm hiểu, kết quả là có những chi tiết tinh tế chỉ những nhà chuyên gia mới đánh giá được.

Ziback có nhiệm vụ tạo dựng hình ảnh cho nhân vật, bối cảnh nền, chọn màu sắc và tạo phong cách cho cả phim. Ông muốn nhân cách hóa các sinh vật trong phim để chúng có thể trình diễn các thế võ kung fu. Còn khi chọn trang phục cho nhân vật, ông không muốn thiết kế phải chính xác đúng thời điểm nào đó trong lịch sử, chỉ cần phù hợp với phong cách tổng thế và bắt nguồn cảm hứng từ trang phục của Trung Hoa.

Các địa danh ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều từ quang cảnh thung lũng Lệ Giang và thành phố Quế Lâm bên bờ tây dòng sông này. Các nhà thiết kế còn muốn đưa vào phim hình ảnh cây bách đường đặc trưng vùng đó. Người dân được vẽ dựa trên những vòng tròn tạo cảm giác thân thiện và phúc hậu. Khi vào các pha hành động thì hình ảnh trở nên góc cạnh và nhọn hơn.

Để tìm hiểu về kiến trúc và thần thoại Trung Hoa, nhóm thiết kế còn xem lại những bộ phim nổi tiếng như Hero, Ngoạ hổ tàng long. Đa phần các hoạ sĩ đều xuất thân từ văn hóa phương Tây nên họ phải tiếp thu càng nhiều ảnh hưởng phương Đông càng tốt.

(Nguồn: Hà Nội mới)

Wednesday, November 19, 2008

Hancock


Đạo diễn: Peter Berg
Diễn viên: Will Smith, Charlize Theron
Sản xuất: Columbia Pictures
Kịch bản: Vincent Ngo & Vince Gilligan
Thể loại: Hành động, Tội phạm, Hài, Giả tưởng
Xuất bản: 2008
Độ dài: 92 phút

Soundtrack

Hancock là siêu nhân đặc biệt - nát rượu, thô thiển, giỏi phá hoại hơn là cứu giúp. Nhưng anh lại có một quá khứ đáng tự hào mà tự mình không nhớ nổi.

Hancock (Will Smith đóng) chẳng dính dáng gì đến truyền thống của các siêu nhân, dù anh sở hữu một sức mạnh vô biên. Giường ngủ là chiếc ghế đá trên vỉa hè, Hancock làm bạn với rượu mọi lúc mọi nơi. Theo lẽ thường, thành phố nào có một siêu nhân sinh sống, hẳn người dân cảm thấy vô cùng tự hào và có một cuộc sống bình yên. Nhưng thực tế, từ người dân thường cho tới cảnh sát Los Angeles đều có một ước nguyện chung: Hancock cuốn gói đi khỏi nơi này.

Không phải Hancock không ra tay nghĩa hiệp, nhưng cách anh hành động chỉ khiến người ta chết khiếp. Mỗi lần can thiệp vào chuyện bất công nào đó, chàng siêu nhân thường bỏ lại sau lưng cả đống đổ nát. Thiệt hại mà anh gây ra lên tới chín triệu đô, một con số kỷ lục khiến chính quyền thành phố đau đầu tìm cách giải quyết. Không thể chịu nổi người hùng có tài nhưng lắm tật và vô kỷ luật, Los Angeles tuyên bố thành phố sẽ tốt đẹp hơn nếu Hancock ra đi.

Đó cũng là lúc siêu nhân mê rượu ra tay cứu Ray Embrey (Jason Bateman), một nhà tư vấn hình ảnh thương hiệu, khỏi bị đoàn tàu cán nát. Theo ý kiến của Ray, Hancock nên thay đổi hình tượng để cải thiện tình cảm mọi người dành cho anh. Hơn thế, siêu nhân còn được đưa về giới thiệu với vợ con Ray. Cậu nhóc mê anh như điếu đổ, nhưng còn người phụ nữ xinh đẹp có tên là Mary (Charlize Theron) có thái độ khá kỳ lạ.

Bị cả Los Angeles phản đối gay gắt, Hancock miễn cưỡng làm theo lời tư vấn của Ray: vào tù theo những lời buộc tội của chính quyền thành phố. Bạn tù của anh chính là những tên tội phạm mà anh từng bắt giữ. Và chàng siêu nhân ngày ngày tham gia lớp tư vấn tâm lý, chơi bóng rổ với bạn tù dù chỉ cần nhún chân, anh đã bay xa tới vài dặm.

Nhưng thực tế không tốt đẹp như mọi người mong chờ: trong năm ngày Hancock ngồi tù, tỷ lệ tội phạm tăng lên 30%. Không tìm ra giải pháp nào khác, cảnh sát trưởng buộc phải nhờ tới Hancock. Với sự tư vấn của Ray, siêu nhân tái xuất trong bộ đồ mới và với thái độ vô cùng nhã nhặn. Lần này, Hancock không chỉ chiến thắng những tên cướp nhà băng, anh còn được người dân tán dương nhiệt liệt và thực sự trở thành người hùng.

Nhưng thử thách lớn nhất của chàng siêu nhân vẫn còn ở phía trước, khi anh phát hiện ra vợ của Ray không bình thường như vẻ ngoài, và quá khứ đã bị lãng quên của anh bỗng nhiên được nhắc lại. Những tình cảm rất con người tưởng chừng như không thể tồn tại lại sống dậy trong tâm hồn cô đơn của chàng siêu nhân bất cần đời. Lần này, một cuộc chiến mới đau đầu và khó khăn hơn đang chờ đợi Hancock.

Câu chuyện về siêu nhân Hancock được Vincent Ngo viết vào năm 1996 với cái tên Tonight He Comes. Ban đầu, kịch bản kể về một đứa bé 12 tuổi gặp rắc rối và một siêu nhân thất bại được đạo diễn Tony Scott để mắt tới. Một đạo diễn khác, Michael Mann, cũng thấy thích kịch bản này nhưng sau đó ông được giao làm phim Miami Vice vào năm 2006. Rốt cuộc, Hãng Artisan Entertainment thay đổi kế hoạch và nhà sản xuất Akiva Goldsman đã đứng ra mua Tonight He Comes. Nhiều hãng phim tranh nhau kịch bản Hancock, cuối cùng chiến thắng thuộc về Columbia Pictures.

Sau Iron Man và Người khổng lồ xanh, đến lượt Hancock tìm kiếm may mắn trong đợt phim hè năm nay. Nhưng anh không giống những siêu nhân khác. Dù có sức mạnh siêu nhiên, anh vẫn là kẻ nghiện rượu, thô thiển, bốc mùi lười nhác và phá hoại giỏi hơn là trợ giúp. Công chúng ghét anh và khinh bỉ ra mặt, nhưng thái độ ấy vẫn chẳng tác động mấy đến Hancock.

Tinh thần của Siêu nhân cái bang là mang tới sự mới mẻ so với những bộ phim về siêu nhân thường bị lún vào những tình tiết rườm rà hay bi lụy. Đây là một phản siêu nhân, vô liêm sỉ và bị vỡ mộng. Tuy nhiên, tính cách đó chỉ tạo hiệu quả trong vòng khoảng 15 phút đầu tiên và những nhàm chán nhanh chóng chiếm chỗ.

Trong khi Will Smith mang lại nguồn năng lượng và vẻ hấp dẫn cần thiết cho Hancock, người đẹp Charlize Theron lại kém gợi cảm và tỏ ra thiếu tự tin với vai diễn. Hài hước nhưng không đặc biệt sáng tạo, rốt cuộc, Hancock chỉ là một bữa điểm tâm nhẹ với những món chính quen thuộc và vài gia vị lạ cho mùa phim hè sắp kết thúc.

(Nguồn: Phimanh)

Saturday, November 15, 2008

Hellboy


Đạo diễn: Guillermo del Toro
Diễn viên: Ron Perlman, John Hurt, Selma Blair, Rupert Evans, Karel Roden
Sản xuất: Sony Pictures
Kịch bản: Guillermo del Toro
Thể loại: Hành động, Phiêu lưu, Giả tưởng
Xuất bản: 2004
Độ dài: 112 phút

Soundtrack


Cuối Đệ nhị thế chiến, tại một vùng hẻo lánh ở Xcôtlen, một nhóm lính Mỹ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Broom (John Hurt), chuyên viên nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên đã ngăn chặn kịp thời nhóm Đức quốc xã mở cửa địa ngục.

Dù vậy, với bàn tay của Grigory Rasputin (Karel Roden), cánh cửa của địa ngục cũng đã được mở ra đủ lâu để một sinh vật lọt qua, một sinh vật bé nhỏ tên là Hellboy.


60 năm sau, Hellboy đã trở thành nhân vật chính của huyền thoại. Anh làm việc cho một cơ quan về quốc phòng chống lại các thế lực siêu nhiên…và được cử đi chiến đấu với đủ thứ quái vật siêu nhiên khi chúng xuất hiện. Giúp Hellboy là một người biến đổi gien tên Abe Sapien (Doug Jones & David Hyde Pierce), có thể đọc đủ thứ văn bản và giữ vai trò tổ chức và nghiên cứu cho cơ quan này.


Sau đó, nhiều sự kiện xảy ra cho thấy Rasputin đã trở lại và sẽ mở cánh cổng một lần nữa cho các quái vật tiêu diệt trái đất và chỉ có bàn tay của Hellboy mới làm được điều đó. Anh buộc lòng phải mở cánh cổng địa ngục bởi Rasputin đã đưa linh hồn cô gái phát cháy Liz Sherman (Selma Blair), người mà Hellboy yêu tha thiết qua bên kia cánh cửa địa ngục...

Liz sẽ yêu ai, chàng Thanh tra Myers đẹp trai hay Hellboy, kẻ có nguồn cội là quỷ dữ nhưng đã trở thành người cứu nhân loại từ tình thương yêu và sự cảm hóa của Giáo sư Broom? Đây là một câu chuyện có ý nghĩa…một câu chuyện ngụ ngôn thời nay.


Phim do đạo diễn Guillermo del Toro (từng thành công với các phim Blade II, Mimic, Cronos...) dàn dựng.

Sunday, November 9, 2008

The Fast and The Furious: Tokyo Drift


Đạo diễn: Justin Lin
Diễn viên: Lucas Black, Nathalie Kelley, Bow Wow
Sản xuất: Universal Pictures
Kịch bản: Chris Morgan
Thể loại: Hành động, Tội phạm
Xuất bản: 2006
Độ dài: 104 phút

Soundtrack


Người hâm mộ mong đợi từng ngày bộ phim được phát hành và họ đã không phải thất vọng dù thiếu vắng gương mặt quen thuộc của Paul Walker. Một câu chuyện mới với đường đua mới và nhiều thách thức hấp dẫn khó bỏ qua.

Sean Boswell (Lucas Black) là một học sinh trung học không thể tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống. Anh di chuyển chỗ ở từ thị trấn này sang thị trấn khác với bà mẹ độc thân của mình. Ở trường Sean chẳng chơi với ai, mối liên hệ duy nhất với thế giới bình thường quanh anh là những cuộc đua tốc độ trái phép. Chỉ khi được tự do trên đường đua, Sean mới thoát khỏi cuộc sống thiếu hạnh phúc gia đình và cả thế giới nông cạn bên ngoài. Cũng chính vì những lần tham gia đua xe ấy mà Sean trở thành đối tượng được các nhà chức trách địa phương đặc biệt chú ý.


Để tránh phải vào nhà giam, anh được gửi ra nước ngoài sống ở một căn hộ tù túng với người cha đang phục vụ trong quân đội. Cuộc sống mới dường như cũng không mấy dễ thở với Sean, lại những khuôn phép và nhiều quy tắc mới. Nhưng sự khó chịu cũng chẳng hành hạ anh lâu hơn, một người bạn Mỹ Twinkie (Lil Bow Wow) giới thiệu với anh đến với thế giới ngầm của những tay đua.

Tại mảnh đất khai sinh ra phần lớn những tay đua kiệt xuất, toàn bộ đường đua thường đã được thay bằng nhiều thử thách mới. Đó là những khúc cua gấp chết người và nhiều đoạn ngoằn ngoèo chữ chi. Bản thân những tay đua phải cực kỳ thiện nghệ với trò chơi cùng vô lăng và bánh xe. Câu truyện trở nên rắc rối hơn khi Sean phải lòng bạn gái của D.K., “Drift King” (Brian Tee), có liên hệ với tổ chức tội phạm của Nhật Yakuza. Anh mạo hiểm nhận lời thách thức của hắn nhưng thất bại. Và để trả món nợ đó, Sean phải xâm nhập vào thế giới ngầm ở Tokyo, nơi cái giá trả cho những cuộc cá cược không còn tính bằng tiền mà là mạng sống.

Thiếu vắng gương mặt quen thuộc của Paul Walker, nhưng The Fast and the Furious: Tokyo Drift không vì thế mà bớt hấp dẫn. Đặc biệt với fan ruột của tốc độ và dân chơi xe, bộ phim là buổi trình diễn đẹp mắt thỏa mãn sở thích của họ. Rất nhiều hãng coi đây là mảnh đất béo bở để quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của mình. Volkswagen trao cho Universal 4 mẫu R32 đầu tiên và 4 chiếc tải nhỏ Touran theo đúng cam kết ký với hãng này. Toyo thì cung cấp 4000 lốp xe cho toàn bộ quá trình quay, nhưng đoàn làm phim lại chỉ dùng hết một nửa trong số đó. Không kém cạnh, Volk Racing tặng cho họ 170 bánh xe.

Chiếc Mitsubishi Lancer EVO IX dùng trong phim vốn là xe dẫn động 4 bánh nhưng được cải tiến thành dẫn động bằng 2 bánh trước để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi các tay đua “múa” vô lăng. Các kỹ sư cũng phải thay đổi tương tự đối với hai chiếc VW R32.

Chiếc VeilSide RX-7 vốn là tiêu điểm của sự chú ý bởi nó là chiếc xe đặc biệt do VeilSide sản xuất và giành danh hiệu “Chiếc xe trưng bày đẹp nhất năm 2005” tại Tokyo Auto Salon. Xe này trị giá 150.000 USD, chỉ riêng phần nội thất bằng da đã ngốn tới 20.000 USD. Nhưng hãng Universal may mắn mua lại chiếc xe với giá khá bèo 50.000 USD. Thật tiếc, trong quá trình quay, họ phải xịt sơn lại cho cả bên trong và bên ngoài xe.


Trước khi khởi quay, đoàn làm phim đã tới Nhật mua rất nhiều xe nội địa. Những chiếc xe này có thiết bị lái nằm bên phải. Còn sau khi hoàn thành, họ thống kê có hơn 100 xe bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng trong quá trình quay. Những cảnh đua xe trên đường phố, đoàn đã phải vận động tới 600 diễn viên quần chúng người châu Á tham gia.

Ưu điểm của The Fast and the Furious: Tokyo Drift là những cảnh đua xe hấp dẫn hơn, vượt trội hẳn so với hai phần đầu về kỹ xảo hình ảnh. Nhưng chỉ tiếc nhịp phim quá nhanh, đôi lúc khán giả cảm thấy khó theo dõi.


(Nguồn: PhimAnh)

Troy


Đạo diễn: Wolfgang Petersen
Diễn viên: Brad Pitt, Diane Kruger, Eric Bana, Orlando Bloom
Sản xuất: Warner Bros
Kịch bản: David Benioff
Thể loại: Hành động, Lãng mạn, Chiến tranh, Lịch sử
Xuất bản: 2004
Độ dài: 163 phút

Soundtrack

Dựa trên bản trường ca hùng tráng "The Iliad", "Anh hùng thành Troy" đưa người xem trở lại với một một bi kịch nổi tiếng, đó là sự thất thủ của thành Troy thần thoại chỉ sau một đêm.

Con người liên tục gây ra những cuộc chiến tranh, có những cuộc chiến vì tranh giành quyền lực, có những cuộc chiến vì vinh quang, có những cuộc chiến vì danh dự và có cả những cuộc chiến đẫm máu nổ ra vì tình yêu.


Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, hoàng tử trẻ tuổi của thành Troy Paris (Orlando Bloom) đã phải lòng nàng Helen xinh đẹp - Nữ hoàng xứ Sparta (Diane Kruger). Dù cha của Paris là vị vua đáng kính Priam (O’Toole) đã phải nỗ lực suốt đời để gìn giữ nền hòa bình mong manh với đế chế Hy Lạp hùng mạnh nhưng anh đã bỏ ngoài tai tất cả và mang Helen đi. Tình yêu vụng trộm giữa hai người đã châm ngòi cho một cuộc chiến tàn phá cả cuộc sống bình yên của dân tộc.

Việc Paris đưa Helen trốn khỏi chồng nàng là vị vua hung hãn Menelaus (Brendan Gleeson) là một điều sỉ nhục không thể chấp nhận được. Vì danh dự chung của hoàng tộc, xúc phạm Menelaus đồng nghĩa với việc khiêu khích anh trai của ông Agamemnon (Brian Cox), vị vua quyền năng xứ Mycenaeans, người đã quy tụ tất cả các bộ tộc Hy Lạp để giành lại Helen từ tay kẻ thù, nhằm bảo vệ danh dự cho em trai mình.

Thực ra, đó chỉ là cái cớ để Agamemnon thỏa mãn lòng tham của mình, mục đích cuối cùng của hắn chỉ là chiếm lấy thành Troy để nắm quyền kiểm soát Aegean, đảm bảo quyền lực tối cao của đế chế hùng mạnh. Agamemnon đã kêu gọi những đồng minh như huyền thoại Odysseus (Bean) và Achilles (Brad Pitt). Người anh hùng Achilles đang lưỡng lự về việc tham chiến sau khi mẹ Thetis báo trước rằng, nếu tham dự anh sẽ không thể sống sót trở về. Nhưng khi người em họ yêu quý Patroclus bị mất mạng dưới tay vị hoàng tử anh dũng của thành Troy là Hector vì lầm tưởng đó là Achilles thì cơn giận của anh đã lên đến cực điểm, và anh không mong muốn gì hơn là một cuộc chiến một mất một còn với Hector. Tiếc thay, Hector đã thua trong trận chiến này và xác của anh đã bị kéo lê vòng quanh bức tường bao bọc thành Troy bấy lâu nay.

Quá thương con, vị vua già tội nghiệp Priam lén đột nhập vào trại lính Hy Lạp cầu xin Achilles trả lại thi hài con trai để tiến hành thủ tục hậu sự. Tôn trọng lời khẩn cầu của một người cha già, Achilles để ông đưa Hector về với Troy, nhưng cả hai đều hiểu rằng, cuộc chiến này chẳng đem đến điều gì ngoài những cái chết và sự hủy hoại.

Kết thúc phim, thành Troy thất thủ, xác người chết khắp nơi, máu của cả hai bên tham chiến đều đã đổ ra. Thật kỳ lạ là thời xưa, sự hy sinh trong chiến tranh dường như là cách duy nhất để lưu danh trong lịch sử như một người anh hùng gan dạ, đáng kính và danh giá. Một cái giá quá đắt cho tất cả những người lính cũng như những vị tướng tài ba thời chiến.

(Nguồn: PhimAnh)